Cùng với sự đi lên của nền kinh tế cả nước, tình hình phát triển tại các vùng núi cũng tăng lên đáng kể. Một số ngành nghề như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản được xem là thế mạnh của các địa phương vùng sâu vùng xa. Bởi vậy, vấn đề an toàn lao động tại đây cũng cần quan tâm chú trọng. Vậy người lao động vùng xa cần biết những kiến thức gì để đảm bảo an toàn cho chính mình?
Môi trường lao động luôn tiềm ẩn nguy hiểm thường trực
Vùng núi cao với đặc điểm địa hình hiểm trở, khó khăn luôn ẩn chứa nguy cơ tai nạn lao động cao. Mới đây, nhiều vụ tai nạn lao động đã xảy ra ở vùng núi như một gia đình ba bố con và 5 lao động khác chết ngạt trong một lò vôi thủ công. Theo đó, ông Lê Văn Thong, 57 tuổi, trú tại xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) thấy một người làm thuê cho mình là ông Phạm Văn Tuyên (trú cùng xã) đang đưa đá vào lò để nấu vôi bỗng dưng ngất xỉu. Vội vác cái thang leo xuống cứu thì cũng bị ngất trong lò.
Mọi người hô hoán cứu người, nhưng lần lượt hai người con gái và vợ của ông Thong lao vào cứu chồng, cứu người đều ngất lịm. Tiếp đó, 5 người dân khác cũng bị ngất lịm khi cố cứu những nạn nhân. Và tất cả 9 con người ấy đều nằm gọn trong cái lò vôi oan nghiệt cao chưa đầy 3m.
Cũng tại vùng núi này vài ngày sau đó, trên công trường thi công cầu suối Quanh (thuộc bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện vùng cao Quan Hóa – Thanh Hóa), khi nhóm công nhân đang thử tải đà giáo ở độ cao so với mặt đất 16m, bỗng dưng đà giáo sập đè 4 người trong đống đổ nát. Tất cả đều tử vong.
Địa thế nguy hiểm, sạt lở đất đá trên cao bất ngờ khiến người lao động không kịp phản ứng là nguyên nhân khiến nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên địa bàn vùng núi.
Thiếu kiến thức về an toàn lao động
Mặc dù vấn đề bảo hộ lao động tại các thành phố bắt đầu được quan tâm, chú trọng, nhưng tại các khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa lại còn nhiều hạn chế. Người lao động vùng xa chưa có điều kiện tìm hiểu các phương pháp bảo hộ lao động an toàn, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.
Người lao động ở trong những chiếc chòi thô sơ nguy hiểm
Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp chưa chú trọng trang bị các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Và bản thân người lao động vùng cao vì thiếu nhận thức nên chủ quan, chưa nắm được vai trò của công tác bảo hộ lao động an toàn, phòng chống tai nạn cho bản thân. Họ bỏ qua các nguyên tắc an toàn trong làm việc, miễn là khai thác được nhiều sản phẩm, có nhiều tiền.
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động là cần thiết
Việc trang bị các phương tiện bảo đảm an toàn cho người lao động đang được quan tâm tại các thành phố lớn, miền xuôi, nên càng cần đầu tư cho các vùng miền núi sâu, bởi đây là những địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Người lao động cần được trang bị đầy đủ
Lao động vùng núi cao chủ yếu là khai thác khoáng sản, thường xuyên tiếp xúc vật liệu nổ nguy hiểm. Và thực tế khi gặp tai nạn, chủ cơ sở thường chỉ chi trả rất ít, thậm chí người lao động phải tự trả chi phí y tế mà không được hỗ trợ. Lao động vùng núi thiếu kiến thức nên thường chịu thiệt thòi cả về mức lương và chế độ phụ cấp. Bởi vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động vùng núi phải tự trang bị kiến thức và trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Bảo hộ lao động Thiên Bằng là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp các loại trang thiết bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ cao cấp, giày có khả năng chống đinh xuyên, găng tay chống hóa chất, khẩu trang hoạt tính…
Các sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu và phân phối trực tiếp, không qua các khâu trung gian nên giá thành vô cùng rẻ, phù hợp với tất cả các đối tượng người lao động từ miền xuôi đến miền ngược, vùng núi cao. Thiên Bằng cung cấp các phương tiện bảo hộ an toàn chất lượng nhất, cam kết nói không với hàng giả, hàng nhái, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu.